Cǎn cứ kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 02 giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc” do TS. Lê Anh Xuân (Lê Thế Xuân) là Tổng giám đốc công ty TNHH CNSH Trúc Anh chủ trì, không sử dụng ngân sách nhà nước;
Cǎn cứ Quyết định số 502/QÐ-TCTS-KHCN&HTQT của Tổng cục Thủy sản ngày 03/5/2017 về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật “Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh”;
Cǎn cứ ý kiến đánh giá của các chuyên gia và nông dân nuôi tôm tại các tỉnh thành trên cả nước về kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh, do công ty chuyển giao.
Tính hiệu quả của quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh.
1. Ưu điểm của quy trình nuôi
- Giảm thiểu hiện tượng tôm chết một tháng tuổi (EMS).
- Tăng năng suất trung bình, tăng số vụ nuôi (100- 120 tấn/ha mặt nước/năm với 3 – 4 vụ).
- Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, tạo môi trường ao nuôi an toàn cho tôm phát triển, hạn chế bệnh dịch.
- Giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước trong các ao nuôi tôm ra môi trường bên ngoài góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực nuôi tôm.
- Tái sử dụng nước, chất thải từ tôm (phân tôm, thức ăn) sử dụng làm Biogas phục vụ sinh hoạt, xác vỏ tôm được tách lọc ủ làm phân bón.
- Quy trình dễ thực hiện, phù hợp với quy mô nông hộ và quy mô trang trại, phù hợp với tình hình nuôi tôm siêu thâm canh ở những vùng có độ mặn không ổn định và triều cường thấp.
2. Khả năng áp dụng của quy trình
- Quy trình có khả năng áp dụng rộng rãi do vốn đầu tư và quy trình kỹ thuật ở mức độ vừa phải phù hợp với điều kiện và khả năng đồng vốn của nông hộ, nông dân dễ tiếp cận, tùy theo điều kiện kinh tế từng nông hộ có thể thiết kế ao/ hồ nuôi phù hợp với khả nǎng.
- Áp dụng theo quy trình, sản phẩm tạo ra đảm bảo đạt chất lượng an toàn thực phẩm (do không sử dụng kháng sinh, hóa chất).
- Là mô hình nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội so với các mô hình nuôi khác, từ kết cấu ao/hồ đơn giản, dễ vận hành, quy trình nuôi tôm ít thay nước và tái sử dụng nước, giảm được công lao động, giảm chi phí sản xuất.
- Mật độ thả nuôi cao (từ 150-300 con/㎡).
- Thời gian nuôi ngắn (2,5 – 3,5 tháng), cỡ tôm thu hoach dao động 30-50 con/kg.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85 – 1,1), giảm chi phí nuôi từ 10 – 20% so với các quy trình nuôi tôm khác.
- Tái sử dụng nước cũ hạn chế được bệnh dịch xâm nhập vào khu nuôi tôm do hạn chế bơm nước mới trực tiếp từ sông, rạch vào cũng như bơm xả ra môi trường ngoài góp phần bảo vệ môi trường và nuôi tôm bền vững.
3. Hiệu quả của mô hình đã chuyển giao
Tính đến tháng 10/2018 đã có trên 1472 địa chỉ tại 23 tỉnh/thành phố trên cả nước (bao gồm cả một số sở ban ngành như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thủy sản, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ một số tỉnh thành và các doanh nghiệp cũng như Farm nuôi) tiếp nhận quy trình công nghệ này với tỷ lệ thành công lên đến 96% (Giai đoạn 1 – Giai đoạn ương) và 83% (Giai đoạn 2 – Giai đoạn nuôi). Điển hình có những hộ nuôi trúng liên tiếp theo mô hình 5 vụ lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.
+ Trung tâm khuyến nông tỉnh Cà Mau nuôi trúng 2 vụ sản lượng 26 tấn lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
+ Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang ở trại ba hòn 6 vụ liên tiếp đạt sản lượng hơn 98 tấn.
Tính riêng trong năm 2018 (số liệu tới tháng 10 năm 2018) tổng diện tích ao nuôi trên cả nước áp dụng theo quy trình là trên 160 ha với 131 ao ương và 220 ao nuôi, tổng số vụ thả là 251 vụ kết quả thu được hơn 900 tấn tôm, tỷ lệ thành công là 95.6% riêng với ao ương tỷ lệ đạt khoảng 99%.
Bảng thống kê mô hình áp dụng quy trình công nghệ của trúc anh năm 2018
Số lượng mô hình |
Diện tích (ha) |
Số lượng |
Sản lượng thu hoạch (kg) |
Số vụ thả giống |
||
Ao ương | Ao nuôi | Thành công | Thất bại | |||
252 | 153.19 | 131 | 228 | 900,380 | 241 | 11 |
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh nǎm 2018 Công ty Trúc Anh
4. Nguyên lý hoạt động của quy trình nuôi tôm
Quy trình thiết kế ao/hồ nuôi liên hoàn, tái sử dụng nguồn nước thải để nuôi nên môi trường ao nuôi tôm ít ô nhiễm. Công nghệ này hoạt động theo nguyên lý duy trì tỉ lệ Cacbon : Nitơ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dị dưỡng phát triển tập hợp thành các hạt floc lơ lửng trong nước chuyển hóa Ammonia tự do (dạng khí độc đối với tôm nuôi) trong nước thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng (hạt floc) làm thức ăn cho tôm.
5. Quy trình nuôi tôm tổng quát
Sơ đồ quy trình nuôi tôm tổng quát
Quy định chức năng, mục đích của từng hạng mục khu nuôi theo quy trình.
STT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 | Ao ương | Ao ương chiếm 1-2% tổng diện tích đất. (100 – 200 m2) |
2 | Ao nuôi |
|
3 |
|
|
4 | Ao chứa bùn thải. | Thể tích khu vục chứa tối thiểu chứa được lượng chất thải tối đa một lần thải (trung bình chiếm 10% tổng diện tích đất); |
5 | Nhà xưởng, công trình phụ trợ và bờ |
|
Riêng hệ thống ao lắng tinh, thô và chứa bùn thải thì tùy vào kết cấu đất ở từng vùng để đào sâu 3-5m.
Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi