Nguyên tắc chung về phòng bệnh trong nuôi tôm

Quy trình nuôi tôm

by leanhxuan
0 comment
Quản lý môi trường nuôi tôm

A. Quản lý môi trường nuôi tôm

Nguồn nước ương, nuôi tôm phải đảm bảo không mang mầm bệnh và nhiễm các chất bẩn từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật.

Duy trì các yếu tố môi trường như: màu nước, nhiệt độ, pH, độ mặn, Oxy hoà tan, hàm lượng floc… trong ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển.

Định kỳ cấy men vi sinh nuôi tôm có lợi vào ao/hồ nuôi nhằm giữ môi trường nước sạch và ổn định.

B. Tăng cường sức đề kháng cho tôm

Chọn tôm giống bước đầu bằng cảm quan khi đã đạt yêu cầu cần phải đem mẫu tôm giống đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR để phát hiện và loại bỏ đàn tôm giống mang mầm bệnh tiềm ẩn.

  • Chọn mật độ thả nuôi tôm thích hợp.
  • Tránh gây “sốc” cho tôm nuôi khi thả và trong quá trình nuôi.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn phát triển.

Sử dụng bộ dinh dưỡng cho tôm ăn các bữa trưa, chiều, tối.

Sản phẩm Liều lượng
TA-VitaminC 5-10 gam/1 kg thức ǎn
TA-Beta Glucan 5-10g/1kg thức ǎn
TA-Feedmin 5-10g/1kg thức ǎn
TA-Forever 5-10g/1kg thức ǎn
T-Food 5-10g/1kg thức ǎn
TA-Binder 10-20ml/1kg thức ǎn

Riêng bữa sáng cho ăn tỏi (5 gam/kg thức ăn) bao bọc thức ăn bằng sản phẩm TA-Binder.

C. Diệt các tác nhân gây bệnh

Ao/hồ nuôi tôm phải được cải tạo kỹ sau mỗi vụ nuôi tôm để diệt mầm bệnh và loại bỏ các chất ô nhiễm.

Diệt các vật chủ trung gian mang mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm như các loài giáp xác (cua, còng, ba khía, tôm, tép, cá tạp …).

Related Posts

Leave a Comment