Cách xử lý tôm bị vàng chân, vàng mang

Bệnh trên tôm

by leanhxuan
0 comment
tom-bi-vang-mang

Bà con không thể tránh khỏi tôm bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi tôm, những biểu hiện bất thường trên tôm làm tôm chậm lớn, thậm chí tôm có thể nhiễm những bệnh nguy hiểm làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế cho bà con.

Bài viết này sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con hiểu rõ hơn về tôm bị vàng chân, vàng mang. Vậy do những nguyên nhân nào? Có ảnh hưởng thế nào đến tôm, biện pháp phòng và xử lý như thế nào?

Nguyên nhân tôm bị vàng chân, vàng mang

  • Do ao bị nhiễm phèn sắt, bị xì phèn làm pH xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác,…Hợp chất phèn trong nước còn bám vào mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang.
  • Tảo tàn, ô nhiễm, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng.
  • Ao có nhiều kim loại nặng bám vào mang làm mang vàng

Quá trình hình thành phèn sắt trong nuôi tôm

Do trong quá trình nuôi tôm, lớp mùn bã hữu cơ bị tích tụ lâu ngày ở nền đáy ao phân huỷ trong điều kiện môi trường yếm khí, các vi khuẩn yến khí sẽ sinh ra hình thành vi khuẩn khử Sunfua trong môi trường nước, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước biển) thành dạng khí độc sunfua hydro (H2S) – sát thủ thầm lặng trong ao nuôi tôm.

Khí H2S này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) có mặt trong trầm tích đất dưới đáy ao tạo thành sắt Sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt Bisunfua (pyrit, FeS2) – Đây chính là phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm.

Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi tôm

Làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơn trong: phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,…

Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác, Tôm lột xác bị dính vỏ đặc biệt đối với tôm còn nhỏ, do phèn trong ao nuôi cao dẫn đến pH giảm thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết.

Biểu hiện của ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Đối với môi trường nước: màu nước chuyển màu từ màu trà nhạt dần sang hơi đỏ và bắt đầu có váng màu vàng ở trên mặt ao.

Tôm bị vàng chân, vàng mang do nước trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Tôm bị vàng chân, vàng mang do nước trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Đối với nuôi tôm: tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm chết rải rác,…

Khi phát hiện ao nuôi có những biểu hiện bị nhiễm phèn, tôm bị vàng chân, vàng mang bà con cần kiểm tra đo lại các yếu tố môi trường, đặt biệt đo hàng lượng sắt trong môi trường nước.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Cải tạo ao nuôi tôm ban đầu, bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi…Liều dùng: 15-20kg vôi/1000m2. Tuy nhiên khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.

Trong quá trình nuôi: Sử dụng vôi bột 10kg/1000m3, định kỳ 20 ngày/lần, hoặc sử dụng trước và sau khi mưa hoặc ao nuôi nổi váng vàng trên mặt nước.

Lót bạt bờ, bạt đáy để hạn chế hiện tượng xì phèn ở ao nuôi tôm.

Ngoài ra bà con có thể dùng TA-PONDPRO xử lý nước và đáy ao vi sinh thay thế hoá chất, trị các bệnh trên tôm – cá.

Related Posts

Leave a Comment