Tôm sau khi ương 20 – 25 ngày thường có kích cỡ từ 1.000 – 2.000 con/kg, chúng ta sang tôm qua ao nuôi, tiến hành đưa sang ao/hồ nuôi, chăm sóc đến khi thu hoạch tôm. Chu kỳ này kéo dài khoảng 60 – 80 ngày, tùy mức độ tăng trưởng tôm và nhu cầu thị trường có thể thu tỉa hoặc thu hoạch toàn bộ.
A. Một số lưu ý trước khi sang tôm.
- Cấp nước vào ao/hồ nuôi trước đó 5 – 7 ngày đạt mức 40 – 60cm đủ chạy sục khí (oxy đáy), lắp đặt hệ thống quạt nước, oxy đáy, máy cho ǎn tự động và tiến hành gây floc đạt yêu cầu. (điểm c, mục 3.4.3).
- Châm nước từ nước ao/hồ nuôi sang ao ương để thuần tôm trước tránh hiện tượng tôm bị sốc khi sang qua ao nuôi.
- Do và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước giữa ao ương và nước ao/hồ nuôi phải tương ứng nhau: pH không chênh lệch quá 0,2 ppm; độ mặn không quá 2‰
B. Cách sang ao tôm thẻ đạt hiệu quả
Nếu là ao lót bạt tháo cống cho tôm sang ao nuôi.
- Chuyển tôm sang ao/hồ nuôi vào ngày thời tiết ổn định, thời gian từ 9 ÷ 10h sáng (sau khi cho tôm ǎn khoảng 3 giờ). Không chuyển tôm vào thời kỳ tôm đang lột xác.
Sau khi sang tôm tiếp tục cấp nước từ ao lắng tinh vào ao/hồ nuôi đạt mực nước 60 – 80cm để chạy quạt, các ngày tiếp theo, mỗi ngày cấp bù 10 cm cho đến khi ao/hồ nuôi đạt mực nước 1,0 – 1,2m.
C. Cách chăm sóc, quản lý tôm trong ao/hồ nuôi hiệu quả
+ Cho tôm ăn:
Khi chuyển tôm qua giai đoạn 2, cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy tự động và điều chỉnh lượng thức ăn qua sàng ǎn (01 ao 2.000㎡ bố trí 2 -4 sàng ăn). Đối với hồ tròn bố trí 1 sàng ở gần giữa hồ. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm để xác định lượng thức ăn cho phù hợp, tránh hiện tượng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước, là cơ hội cho mầm bệnh phát triển nguy cơ rủi ro cao.
+ Quản lý sức khỏe tôm nuôi và ngăn ngừa lây lan bệnh dịch
Theo dõi sâu sát diễn biến ao nuôi (màu nước, hoạt động của tôm, sức ăn, màu sắc, đường ruột, gan, các hiện tượng tôm bị sốc/bệnh,..), theo dõi thời tiết, kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên (pH, độ kiềm, độ mặn, DO, nhiệt độ nước..) để có biện pháp xử lý, điều chỉnh chất lượng nước trong quá trình nuôi kịp thời.
*Một số biểu hiện giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tôm
Mô tả |
Tôm khỏe |
Tôm yếu |
Nhấc sàng ăn lên | Tôm búng khỏi sàng | Ở trong sàng |
Ban ngày | Không lội lên mặt nước | Bơi lội trên mặt |
Ban đêm | Có hoặc không lội dọc
bờ ao |
Lội ngang ao |
Vỏ tôm | Sạch, bóng | Dơ bẩn |
Mang tôm | Không bị tổn thương, không bám bẩn | Xoắn và dính lại |
Màu mang | Trắng | Đen, đốm đỏ |
Độ no | Ruột đầy, màu sẫm | Không đầy, màu khác |
Phụ bộ | Đầy đủ, sạch | Tổn thương và bám bẩn |
- Người, dụng cụ, thiết bị trong quá trình nuôi sử dụng riêng biệt, làm sạch, tẩy/khử trùng trước và sau khi chăm sóc.
- Định kỳ kiểm tra và ghi chép về khối lượng trung bình, tỷ lệ sống, tổng sinh khối tôm nuôi của từng đơn vị nuôi.
- Ghi chép về biện pháp xử lý để cải thiện sức khỏe tôm nuôi khi phát hiện dấu hiệu bị bệnh/ sốc.
- Thu gom tôm bệnh/chết; không để rò rỉ, phát tán ra môi trường bên ngoài ngay khi phát hiện.
- Có biện pháp tiêu diệt động vật gây hại tôm nuôi nhưng không gây ô nhiễm môi trường, không gây tổn hại đến các loài động, thực vật khác trừ các loại động vật thủy sinh trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi.
+ Quản lý môi trường nước ao nuôi:
Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước ao nuôi, luôn tạo môi trường sạch cho tôm phát triển.
- Sử dụng vi sinh TA-Pondpro 0,5kg/2.000㎡, tạt lúc 8-9 giờ sáng, tần suất cách ngày sử dụng 1 lần.
- Mỗi ngày sử dụng khoáng No.79: 20kg/2.000㎡, tạt lúc 9-10 giờ đêm.
- Sử dụng mật rỉ đường với tỉ lệ 1 : 0,5 với thức ăn, tạt đều khắp ao/hồ, 1-2 lần/ngày.
- Kiểm tra lượng Biofloc hàng ngày nằm trong khoảng 2-3 ml (theo chuẩn cốc đong imhoff) là tốt, khi floc lên cao lớn hơn 3ml thì giảm mật rỉ đường xuống với tỷ lệ 1: 0,3 với thức ăn.
=> Tuỳ theo mật độ nuôi để sử dụng vi sinh TA-Pondpro, khoáng No.79 cho phù hợp.
+ Chế độ siphon đáy, thềm, thay nước ao nuôi tôm:
Sau 20 đến 25 ngày ương, tôm được sang ra ao/hồ với mật độ 150-300 con/㎡ giai đoạn này vẫn áp dụng quy trình Biofloc và siphon 2-3 lần/ ngày tùy điều kiện của hộ nuôi, lượng nước châm vào ao bằng lượng hao hụt do siphon và hạn chế thay nước. Sau 50 ngày tuổi lúc này tôm đã lớn, nhu cầu lượng thức ǎn trong ngày tăng dần theo thời gian, đồng nghĩa với lượng chất thải từ tôm, vỏ xác lột lớn sinh ra nhiều khí độc NH3, NO2,… Do vậy, để giảm tải môi trường nước người nuôi cẩn tiến hành siphon đáy, làm vệ sinh bạt ao/ hồ nuôi tôm, mức nước thất thoát do siphon cần phải cấp bù từ ao lắng tinh 10% – 20% mỗi ngày (tùy theo chất lượng nước và lượng nước hao hụt).