Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
A. Nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp
Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao. Vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột và tiết chất độc phá hủy gan tụy.
B. Chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp
Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Thường xuất hiện trong giai đoạn mới thả đến 70 ngày tuổi.
Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP) teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình(C, D) là tôm khỏe cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và (C) tương ứng.
C. Phòng bệnh bệnh hoại tử gan tụy cấp
Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn rằng mật số của Vibrio luôn ở mức an toàn.
D. Trị bệnh bệnh hoại tử gan tụy cấp
Đạt hiệu quả cao khi mới phát hiện tôm nhiễm bệnh hoặc tôm ở mức độ cảm nhiễm dưới 20%:
+ Giảm 60% lượng thức ăn cho tôm.
+ Trộn TA-Betaglucan liều lượng 50g/1kg thức ăn.
+ Thay 50 – 60% nước trong ao trong 03 ngày.
+ Ủ (TA-Feedmin 1kg + T-Food 1kg + TA-Betaglucan 1kg + TAPondpro 0,5 kg)/ 1.000m3, ủ 5-6 tiếng rồi tạt xuống ao nuôi lúc 17-18h. Xử lý 3-5 ngày liên tục đến khi gan tôm ổn định trở lại tăng thức ăn dần.