Bệnh đóng rong trên tôm rất phổ biến đặc biệt ở các ao thả nuôi tôm mật độ cao, có nhiều chất thải, môi trường nước bị dơ và có tảo phát triển quá mức. Tuy không nguy hiểm như các loại bệnh EMS, đầu vàng, đỏ thân,… nhưng bệnh đóng rong trên tôm cũng gây ra nhiều thiệt hại nếu không xử lý kịp thời, vậy đâu là nguyên nhân & cách trị đóng rong trên tôm.
1. Các nguyên nhân làm tôm bị đóng rong
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong cho tôm sú, tôm thẻ:
- Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo bám, vi nấm,… gây ra
- Trong ao nuôi các cá thể tôm yếu, khó lột xác thường dễ bị các sinh vật bám trên bề mặt vỏ từ đó bị đóng rong
- Khi ao nuôi tôm bị dơ, rong tảo và các mầm bệnh phát triển mất kiểm soát tôm rất dễ bị đóng rong
- Ngoài ra khi độ mặn trong ao quá cao hoặc quá thấp làm tôm khó lột xác cũng sẽ dễ làm tôm đóng rong
2. Cách nhận biết tôm bị đóng rong
Khi quan sát tôm sẽ thấy tôm bị đóng rong thường có các dấu hiệu rất dễ nhân biết:
- Mang tôm bị đóng rong đổi màu thậm chí là bị đen
- Vỏ tôm có lớp dịch nhầy, trơn, phần nhớt này có màu xanh rêu, đen hoặc xám
- Thân tôm đóng rong thường có màu xanh, xanh đen giống như bùn
- Phần đầu tôm, ngực, mang và các phụ bộ bị đơ do đóng rong gây ra
- Tôm ăn ít, bỏ ăn, bơi lừ đừ tấp mé, trường hợp bệnh nặng có thể chết rải rác.
3. Cách trị đóng rong trên tôm
Khi nhận thấy tôm trong ao có hiện tượng đóng rong bà con sử dụng TA-Pondpro, sử dụng 500g/1.500-2.000m3 nước vào lúc 8-9h sáng, dùng 3 ngày liên tiếp vào lúc trời mát để đạt hiệu tốt nhất. TA-Pondpro sẽ giúp sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, giúp loại bỏ các vi khuẩn, nấm bám trên cơ thể từ đó tôm sẽ hết bị đóng rong.
Ngoài ra, TA-Pondpro cũng tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh trong nước ao, giúp môi trường nước sạch trở lại.