Cách phòng và trị tôm bị cong thân đục cơ

Tôm bị cong thân đục cơ

by leanhxuan
0 comment
tôm bị cong thân đục cơ

A. Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ

– Đục cơ và cong thân: Xảy ra ở bất cứ giai đoạn tuổi nào, tình trạng sức khỏe tôm yếu. Tôm bị cong thân đồng thời cơ chuyển sang màu trắng đục. thường gặp lúc nhấc sàng ăn kiểm tra tôm. Bệnh
do thiếu khoáng chất thiết yếu như: Ca, Mn, P, Mg, …

– Đục cơ do thiếu oxy kéo dài: Tôm sống trong môi trường thiếu oxy kéo dài thì màu sắc cơ thể đục. Dấu hiệu quan trọng có thể nhận biết tôm thiếu oxy kéo dài là phần cơ bụng bị đục.

– Đục cơ do vi bào tử trùng: Thường gặp vào giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi thả. Nhiều phần trên cơ thể có màu trắng đục hay màu sữa, các phần đục trên cơ thể lang rộng và thay thế dần phần cơ thịt, dạ dầy và gan tụy.

– Đục cơ do bệnh hoại tử cơ do virus: Bệnh thường xuất hiện ở tôm giai đoạn nhỏ do nhiểm virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus). Đầu tiên xuât hiện vùng trắng đục ở đốt cuối cùng, sau đó đốt cuối trở nên hoại tử ( chuyển màu đỏ hoặc cam). Hiện chưa có thuốc điều trị.

B. Dấu hiệu tôm bị cong thân đục cơ

– Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi trở lên, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

tôm bị cong thân đục cơ

Tôm bị cong thân đục cơ

– Bệnh hoại tử cơ biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.

C. Phòng bệnh và trị bệnh tôm bị cong thân đục cơ

– Khi nuôi tôm cần lưu ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng, cung cấp đầy đủ oxy cho ao, tránh làm tôm sốc đột ngột. Ngoài yếu tố môi trường ra, bệnh đục cơ cong thân, nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng định kỳ cho ao tôm. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.

– Trong quá trình nuôi người nuôi cần bổ sung định kỳ sử dụng khoáng N79 3 – 5kg/1.000 m3 nước. Cấy vi sinh TA- PONDPRO 0.5kg/ 1.500 – 2.000m3 nước vào lúc 8 – 9 giờ sáng.

– Kết hợp cho ăn bộ tứ dinh dưỡng bao gồm: T – FOOD + TA –FEEDMIN + TA.BETA – GLUCAN + TA – FOREVER) bao bọc bằng TA – BINDER sử dụng 5 – 10g/kg thức ăn, cho 4 cử trên ngày liên tục trong vụ nuôi. Việc dùng thuốc định kỳ sẽ tăng sức đề kháng, giúp tôm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Related Posts

Leave a Comment